Trước tiên, để đặt chân đến thị trường Nhật Bản, hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này có ba loại kiểm tra:
Đây là điều kiện bắt buộc để xuất hàng hóa sang Nhật Bản. Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng, sau đó mới tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng đạt yêu cầu, vệ sinh đóng gói hàng hóa xuất khẩu.
Đối với thị trường Nhật Bản, ngoài yêu cầu cao về chất lượng, Nhật Bản còn có những yêu cầu nhất định về mẫu mã, hình thức.
Lưu ý: doanh nghiệp cần hỏi rõ đối tác các tiêu chuẩn của Nhật Bản hay các loại giấy tờ cần thêm khác như: Chiếu xạ, Chứng nhận xuất xứ, Giấy hun trùng, Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy chứng nhận chất lượng,….
Tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch trên cổng thông tin một cửa một cửa Quốc gia.
Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:
Doanh nghiệp liên hệ với đại lý vân chuyển để book chuyển bay đến điểm đến theo yêu cầu của khách.
Tiến hành thủ tục khai hải quan với hồ sơ bao gồm
Đưa hàng vào kho, dán nhãn và làm thủ tục cân hàng.
Hàng được đưa vào kho theo hướng dẫn của đại lý vận chuyển. Vận chuyển bằng đường hàng không, có quy định rõ ràng về trọng lượng hàng và trọng lượng được phép vận chuyển. Do vậy máy bay chỉ cho phép các món hàng, với trọng lượng ở mức độ vừa và nhỏ. Đóng gói đầy đủ theo quy định.
Vận chuyển phải ghi rõ ràng thông tin địa chỉ người nhận. Hoàn thiện xong các chứng từ có liên quan, hàng sẽ được cân và vận chuyển lên máy bay để xuất khẩu sang nước ngoài.
Vận chuyển và gửi bản mềm các giấy tờ theo hàng
Xuất khẩu rau quả sang Nhật có nhiều phương pháp vận chuyển. Tuy nhiên, để giảm rủi ro hư hỏng, giữ được tỉ suất lợi nhuận nên vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Bản mềm gồm có các chứng từ như: AWB, Invoice, Packing list, Giấy chứng nhận kiểm dịch, C/O (nếu có), Tờ khai hải quan, Shipping mark, hợp đồng, hình ảnh lô hàng
Lưu ý: cần thông báo cho đối tác biết một số vấn đề như nhiệt độ giữ hàng, thùng để chưng từ nếu có.
Theo dõi lô hàng
Theo dõi lịch trình vận chuyển của lô hàng qua trang web của hãng hàng không để nắm được sớm nhất các thông tin thay đổi.
Cập nhât lịch trình cho người nhận nếu có thay đổi.
Tiến hành các thủ tục thanh toán với đối tác
Thanh toán dựa trên hợp đồng đã ký. Lưu ý nếu trên hợp đồng ghi rõ chuyển khoản vào tài khoản công ty thì phải chuyển vào tài khoản công ty. Nếu có những phát sinh về những vấn đề như thiếu hàng, hàng hư hỏng hay hàng kém chất lượng thì phải khiếu nại ngay lập tức. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi soạn hợp đồng và rà soát lại các điều khoản đã có trong hợp đồng để tránh những sai phạm đáng tiếc cho cả hai bên.