Vì sao cần phải tăng cường chất lượng giấc ngủ?

Huế Anh
Th 7 09/07/2022

Giấc ngủ có rất nhiều chức năng khác nhau. Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Trong khi ngủ, trái tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn… Chính vì vậy bạn cần phải có một giấc ngủ sâu, đầy đủ và không bị ảnh hưởng nhiều từ những tác động bên ngoài.

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng cường miễn dịch của cơ thể. 

Theo GS.TSKH. Dương Quý Sỹ Chủ tịch Hội Y học giấc ngủ Việt Nam. Ở người, khả năng bị nhiễm virus đường hô hấp cao hơn nhiều ở những người có giấc ngủ ngắn (dưới 6 giờ mỗi đêm) hoặc những người bị mất ngủ. Giấc ngủ ngắn hoặc không ngủ chỉ trong một đêm cũng dẫn đến phản ứng sinh ra kháng thể thấp hơn đối với việc tiêm chủng, chẳng hạn như tiêm chủng vaccine chống lại bệnh cúm và các loại virus khác.

Tác hại của việc thiếu ngủ/mất ngủ

Mất ngủ làm mất tập trungmệt mỏi, uể oải

Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ- trong khi đây là giai đoạn rất cần thiết. Kết quả, con người sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ.

Mất ngủ làm giảm hiệu suất công việc

Thiếu ngủ có thể làm giảm hiệu suất công việc. Một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc, giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và có thể giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay.

Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da

Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormon căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormon căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm..

Mất ngủ gây rối loạn tâm lý

Thiếu ngủ, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,…

Mất ngủ gây bệnh tim mạch

Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.

Mất ngủ làm tăng huyết áp

Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị thiếu ngủ. Tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp, và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.

Vì vậy, giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và thiết yếu trong việc giúp con người hồi phục sức khoẻ và cân bằng nhịp độ sinh học của cơ thể. Con người cần có một giấc ngủ tốt bởi đó là điều kiện cần thiết để duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức như phát biểu, ghi nhớ, tư duy sáng tạo và linh hoạt. Việc duy trì một thói quen ngủ tốt và một giấc ngủ bảo đảm chất lượng sẽ giúp tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật do thiếu ngủ gây ra và giúp tăng cường tuổi thọ cho mỗi người. Ðặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, giấc ngủ tốt giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Nước cốt sâm dây Ngọc Linh làm tăng khả năng phục hồi sức khỏe giúp tinh thần sảng khoái, ăn ngon miệng đặc biệt giúp cải thiện, ổn định và làm tăng chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả. Ngoài ra Nước cốt sâm dây Ngọc Linh của Lang Biang là sản phẩm giúp bồi bổ cơ thể được làm từ sâm dây Ngọc Linh có chứa hợp chất saponin. Giúp cho người sử dụng bảo vệ nâng cao sức khỏe, đồng thời giúp cơ thể được chăm sóc và cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả.

-----------------------------------

MUA NGAY TẠI ĐÂY

Website: https://nongsanlangbiang.com/

Shopee: https://shopee.vn/nongsanlangbiang

Shopeefood: https://shopeefood.vn/ho-chi-minh/nong-san-langbiang

Hotline: 0981 84 88 87

Tài liệu tham khảo:

1: Theo GS.TSKH. Dương Quý Sỹ (Chủ tịch Hội Y học giấc ngủ Việt Nam)

https://suckhoedoisong.vn/giac-ngu-quy-gia-biet-nhuong-nao

2: Theo tác giả Ngọc Diệp (Cổng thông tin điện tử Sở y tế tỉnh Nam Định), chuyên mục “Hoạt động ngành” thứ sáu ngày 30/8/2019. 

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tac-hai-nghiem-trong-cua-viec-mat-ngu-keo-dai-524