Vì sao cần phải bảo vệ dạ dày?
Huế Anh
Th 5 25/08/2022
Dạ dày (còn gọi là bao tử) là đoạn phình ra của ống tiêu hóa giống hình chữ J, một tạng trong phúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị. Có chức năng dự trữ, nghiền thức ăn thấm dịch vị nhờ sự co bóp cơ trơn và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa dịch vị với độ PH phù hợp ở lớp niêm mạc.
Dạ dày là gì?
Mặc dù là một phần của cơ thể thế nhưng không phải ai cũng biết dạ dày là gì? Dạ dày là một phần quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, là bộ phận nằm giữa thực quản và tá tràng, phần đầu của ruột non. Đây được xem là bộ phận tiêu hóa lớn nhất có chức năng chứa và tiêu hóa thực phẩm.
Dạ dày là một tạng trong phúc mạc, nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng, ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên của dạ dày nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với phần đầu của ruột non qua lỗ môn vị. Dung tích trung bình của dạ dày khoảng 4,4 – 5 lít nước. Tuy nhiên con số này phụ thuộc vào tuổi tác và thể chất của từng người.
Hình dạng và vị trí của dạ dày thay đổi theo sự biến đổi của thể vị và dung lượng thức ăn. Theo hình chụp Xquang, dạ dày thường có hình dạng như sừng bò hoặc móc câu, nhìn tổng thể thì giống chữ J. Trong đó, dạ dày của người già, người béo thấp, trẻ em thường có hình dáng sừng bò, người cao gầy có dạ dày hình móc cao. Và người có cơ thể cường tráng thì hình chữ J.
Không chỉ phụ thuộc vào thể chất hình dạng dạ dày còn thay đổi theo tư thế, thời điểm khảo sát, tình trạng có chứa đựng thức ăn hay không.
Chức năng của dạ dày
Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn. Chức năng của dạ dày gồm 2 chức năng chính
Co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị
Chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
Quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày:
Sau khi thức ăn được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị cũng như hấp thu chất dinh dưỡng tuy là không đáng kể. Và sau đó, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.
Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì độ pH thấp là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể nên sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột, nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt có một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày.
Các bệnh lý về dạ dày thường gặp
Bệnh lý về dạ dày rất phổ biến, khoảng 25% dân số đang phải đối mặt với những rối loạn này. Dưới đây là một số bệnh về dạ dày thường gặp:
- Viêm loét dạ dày - tá tràng: Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, viêm loét dạ dày tá tràng thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và càng ngày càng tăng. Đáng lo ngại là khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng hầu như không có triệu chứng và chỉ phát hiện khi bệnh đã có biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, phải nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.
- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Trào ngược dạ dày - thực quản không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ợ chua, nôn, nuốt khó… mà còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới ung thư.
- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới. Bệnh này có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 sau ung thư phổi, với khoảng 800.000 ca mỗi năm. Ung thư dạ dày rất khó để phát hiện sớm vì bệnh hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu.
Trong những năm gần đây, các bệnh lý về đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh liên quan đến dạ dày có dấu hiệu bùng phát nhanh. Nguyên nhân là do nguồn thức ăn, nước uống không đảm bảo và thói quen ăn uống không tốt của nhiều người. Các bệnh lý về dạ dày thường gặp là:
Đau dạ dày: Là bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng chủ yếu do chế độ ăn uống không phù hợp, ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, hút thuốc uống rượu thường xuyên. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây xuất huyết hoặc ung thư dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng: Là tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương, xung huyết loét sâu do acid và pepsin kích thích. Ở mỗi vị trí loét sẽ có những tên gọi khác nhau như loét hang vị, viêm loét tá tràng, viêm dạ dày… Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống thất thường, tác dụng phụ của thuốc.
Trào ngược dạ dày thực quản: Có khoảng 14 triệu người mắc trào ngược dạ dày thực quản đã được thăm khám. Đây là hiện tượng thức ăn, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây khó chịu.
Nhiễm khuẩn Hp dạ dày: Vi khuẩn Helicobacter pylori thường gặp ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng, nếu gặp môi trường thuận lợi, sức đề kháng cơ thể yếu đi, chúng sẽ tấn công và gây tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Những bệnh lý về dạ dày nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí nguy hại tính mạng.
Làm gì để bảo vệ dạ dày?
Để ngăn ngừa các bệnh lý, giúp dạ dày luôn khỏe mạnh, chúng ta cần:
- Loại bỏ stress: stress có thể làm mất cân bằng tiêu hóa đồng thời làm giảm đi sự ngon miệng của nhiều người. Stress cũng khiến nhiều bệnh lý, chẳng hạn như viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích, trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngưng hút thuốc: Hút thuốc có thể làm yếu đi các cơ vòng thực quản và khiến cho axit từ dạ dày di chuyển ngược trở lại, gây ra chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Ngoài ra hút thuốc cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ; Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính; Không bỏ bữa; Không ăn quá no trước khi đi ngủ. Kết thúc bữa tối ít nhất là 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ; Uống nhiều nước; Giảm cân
- Hạn chế uống rượu, bia: Uống rượu, bia quá mức có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày, gây ợ hơi và dẫn tới nhiều rối loạn về tiêu hóa khác.
- Nội soi dạ dày ngay khi có các dấu hiệu bất thường: Nội soi dạ dày được đánh giá là phương pháp tối ưu giúp phát hiện và chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên cảm giác sợ hãi, nỗi ám ảnh buồn nôn và khó chịu mỗi lần phải nội soi khiến nhiều người trì hoãn việc thăm khám. Chính điều này đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm do bệnh đã tiến triển phức tạp.
- Kết hợp sử dụng Nước cốt sâm dây Ngọc Linh: Nước cốt sâm dây Ngọc Linh với hàm lượng Saponin giúp cho cơ thể người sử dụng được bảo vệ, chăm sóc và đổi mới mỗi ngày.
Đặc biệt đối với dạ dày sử dụng thảo dược này thường xuyên có tác dụng kháng viêm rất tốt, từ đó bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, Sâm dây Ngọc Linh còn có nhiều công dụng khác như:
- Chống stress , trầm cảm
- Kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa.
- Hỗ trợ điều trị ung thư, giúp ăn ngon, ngủ tốt, lên cân.
- Bảo vệ tế bào gan, tái tạo tế bào máu, tăng hoạt động trí tuệ và thể lực
Sử dụng Nước cốt sâm dây Ngọc Linh mỗi ngày sẽ giúp thẩm thấu sâu từ bên trong cơ thể, giúp cơ thể có một sức đề kháng khỏe, đánh bậc lại những tế bào yếu, tế bào vi khuẩn đồng thời bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác hại của bệnh tật.
Nguồn LBA (t/h)