Triệu chứng căng thẳng đau đầu là do đâu, và biện pháp giảm thiểu
Huế Anh
Th 2 06/02/2023
Khi bị stress, căng thẳng do áp lực từ công việc, cuộc sống, quá trình chuyển hóa tế bào trong cơ thể sẽ bị kích thích và sản sinh ra nhiều gốc tự do hơn. Gốc tự do chính là “thủ phạm” gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, chia thành 2 nhóm:
● Bệnh lý mạch máu não: thiếu máu não, đột quỵ (tai biến mạch máu não).
● Bệnh lý thoái hóa thần kinh: suy giảm trí nhớ (hay quên, đãng trí), sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson…
Sự tăng sinh của gốc tự do lý giải vì sao khi bạn bị stress, căng thẳng thần kinh thường gặp phải các triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống:
● Đau đầu, mất ngủ, choáng váng, hoa mắt, ù tai: Đây là các biểu hiện của nhóm bệnh lý mạch máu não, cụ thể là thiếu máu não. Thiếu máu não diễn tiến nặng làm tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não).
● Hay quên, khó tập trung, sức ghi nhớ kém, hiệu quả công việc giảm sút: Đây là các biểu hiện của nhóm bệnh lý thoái hóa thần kinh, cụ thể là suy giảm trí nhớ. Suy giảm trí nhớ diễn tiến nặng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson…
Ảnh: Internet
1. Nguyên nhân đau đầu do căng thẳng
Căng thẳng tâm lý, stress chủ yếu dựa vào cách nhìn nhận, phản ứng và thái độ ứng xử của con người trước vấn đề nào đó trong hoàn cảnh sống. Stress còn được xếp vào nhóm bệnh đô thị vì nhịp sống nhanh và ồn ào tại đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh này xuất hiện.
Triệu chứng đau đầu mệt mỏi ngày càng trở nên phổ biến hơn khi nhiều người ở các thành phố lớn phải tập trung lo toan cho gia đình, công việc, mà không có thời gian chăm sóc chính bản thân mình.
Khi bị stress hoặc căng thẳng thần kinh, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hormone Cortisol và đòi hỏi phải được cung cấp liên tục năng lượng từ chất béo. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và khiến cho nhịp tim đập vượt mức cần thiết. Từ đó, tuần hoàn máu cũng trở nên rối loạn, tạo ra áp lực tăng cao lên thành mạch và là nguyên nhân của tình trạng đau đầu mệt mỏi kéo dài. Hơn thế nữa, sự mất ổn định trong quá trình truyền dẫn máu lâu dài có nguy cơ gây ra những bệnh tim mạch nguy hiểm.
2. Triệu chứng đau đầu do căng thẳng
Để phân biệt với dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh - sọ não khác, những triệu chứng phổ biến của tình trạng đau đầu do căng thẳng được liệt kê như sau:
- Luôn có cảm giác bị chít khăn quanh đầu hoặc dây siết ngang đầu;
- Nặng đầu và đau âm ỉ trong cả ngày, đôi khi xuất hiện đau vùng gáy;
- Suy giảm khả năng tập trung, khó ngủ;
- Mức độ đau tăng lên khi stress, mệt mỏi, hoặc nghe tiếng ồn;
- Các cơ vùng mặt - cổ - đầu co cứng;
- Có lúc cảm nhận tiếng gõ trong đầu.
Triệu chứng đau đầu mệt mỏi như trên có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khó chữa trị. Thông thường, triệu chứng đau đầu mệt mỏi do căng thẳng sẽ kéo dài vài giờ trong ngày. Nếu bệnh nhân tự ý uống thuốc giảm đau thường xuyên, liên tục từ 3 ngày đến hơn 1 tuần, thì cơn đau có thể giảm lúc ban đầu nhưng sẽ lặp đi lặp lại, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Nên đến gặp bác sĩ nếu mức độ đau ngày càng tăng, kèm theo triệu chứng ói mửa, cảm giác tê rần ở mặt, tay chân bủn rủn, hoặc rối loạn thị giác.
Ảnh: Internet.
3. Chẩn đoán và điều trị đau đầu do căng thẳng
Để chẩn đoán triệu chứng đau đầu mệt mỏi do căng thẳng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về tiền sử bệnh án, tiến hành thăm khám kiểm tra và đặt ra một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề như:
- Thời điểm các cơn đau đầu bắt đầu;
- Vị trí, kiểu đau và mức độ đau;
- Các triệu chứng đi kèm, chẳng hạn như cảm giác bủn rủn, sốt, ói mửa hoặc rối loạn thị giác;
- Tai nạn hoặc chấn thương trong quá khứ;
- Các loại thuốc đã uống trước khi bị đau đầu;
- Tiền sử đau đầu của gia đình và cá nhân;
- Khả năng bị stress trong cuộc sống;
- Nhiều trường hợp bệnh đau đầu do căng thẳng dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh bệnh đau nữa đầu (migraine), đôi khi rất khó phân biệt.
- Khi cơ thể bị căng thẳng - stress, thường sẽ có những biểu hiện như đau đầu, mất ngủ, hay quên, khó tập trung. Kiểm soát stress là một nhiệm vụ khó khăn nếu không “đánh” trúng vào nguyên nhân sâu xa gây nên tính trạng này.
Bạn có thể đã từng tìm đến các biện pháp như sử dụng các loại thuốc chứa thành phần paracetamol để cắt cơn đau đầu, dùng thuốc an thần để dễ “cưỡng ép” giấc ngủ hoặc sử dụng các thuốc bổ não để cải thiện trí nhớ, sức tập trung.
Tuy nhiên, chỉ là các biện pháp tạm thời. Về sau các triệu chứng trên rất dễ tái phát và diễn tiến nặng hơn. Tình trạng tái đi tái lại này phần lớn là do người bệnh đã không cải thiện chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Giải pháp cải thiện căng thẳng, stress
Thay đổi thói quen
- Sắp xếp lại công việc
- Nghỉ ngơi đầy đủ (ngủ đủ 7 -8 tiếng mỗi ngày, buổi trưa nghỉ khoảng 10 phút)
- Ăn nhiều rau xanh trái cây, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất ngọt
- Thường xuyên vận động
Mỗi người sẽ có cách xả stress riêng như nghe nhạc, tập thể dục, bơi lội... Bạn có thể tham khảo một số cách/ thói quen mà người nổi tiếng thường dùng để "tiêu diệt" stress.
- Sử dụng trà bạc hà: Có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu
Vì bạc hà hoạt động như một chất làm giãn cơ và giảm đau nên bạc hà có thể làm giảm một số triệu chứng đau đầu. Không những thế, tinh dầu bạc hà trong dầu bạc hà làm tăng lưu lượng máu và mang lại cảm giác mát lạnh, có thể làm giảm đau.
Trà bạc hà tại Nông sản LangBiang giúp giảm tình trạng đau đầu do căng thẳng.
Trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên tiến hành ở 35 người bị chứng đau nữa đầu cho thấy khi sử dụng dầu bạc hà bôi lên trán và thái dương sẽ giảm đau đáng kể sau hai giờ, so với dầu giả dược. Hay trong một nghiên cứu khác thực hiện ở 41 người cho thấy hàm lượng dầu bạc hà bôi lên trán có hiệu quả đối với chứng đau đầu là 1.000 mg acetaminophen.
Mặc dù, mùi thơm của trà bạc hà có thể giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện cơn đau đầu nhưng không có bằng chứng khoa học hỗ trợ để xác nhận tác dụng này. Tuy nhiên, bôi dầu bạc hà lên thái dương có thể giúp ích.
Tài liệu tham khảo: vinmec.com