Tổng quan về bệnh xơ vữa động mạch

Huế Anh
Th 3 30/08/2022

Xơ vữa động mạch là bệnh tác động đến động mạch (cũng như tĩnh mạch nếu nó được phẫu thuật di chuyển đến nơi khác để làm chức năng của động mạch). Về mặt đại thể, nó có biểu hiện là thành mạch máu trở nên “xơ cứng” bởi các sang thương được gọi là mảng xơ vữa phát triển trong thành mạch. Vào giai đoạn muộn, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu trong đó. Nó cũng có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan bên dưới. Bệnh này gặp nhiều hơn ở các nước phát triển như ở châu Âu, Mỹ, còn ở các nước đang phát triển như châu Á, Phi ít gặp hơn.

Bệnh cũng thường gặp ở người cao tuổi. Qua nghiên cứu thấy rằng chất nội tiết tố sinh dục của phụ nữ như oestrogen cũng có tác dụng giúp hạn chế được bệnh. Vì vậy tỷ lệ bệnh này ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh thấp hơn ở nam giới (theo tư liệu của Mỹ). Phụ nữ tuổi từ 60 tuổi trở lên bị bệnh này cũng nhiều ngang bằng với nam giới. Tuy vậy những phụ nữ có sử dụng nội tiết tố oestrogen trong điều trị một số bệnh khác có tác dụng bảo vệ chống bệnh này tốt hơn (theo một số tài liệu của Mỹ).

1. Triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch

Ở giai đoạn sớm của bệnh thường không thấy có triệu chứng rõ. Dần dần về sau, các triệu chứng được phát sinh rõ hơn do dòng máu cung cấp cho các tạng trong cơ thể bị giảm dần do động mạch bị hẹp dần gây tắc dần dòng máu.

Xơ vữa động mạch vành: Mạch vành là các mạch máu nuôi dưỡng quả tim. Hậu quả của xơ vữa mạch vành có thể gây suy tim và nhồi máu cơ tim. Biểu hiện của bệnh lí mạch vành như sau:

Đau ngực: người bệnh có thể có các cơn đau ngực khi gắng sức, cảm xúc mạnh, đỡ khi nghỉ ngơi. Cơn đau ngực thường kéo dài vài phút, đau như đè nặng, lan lên vai trái, lan xuống cánh tay trái. Gọi là cơn đau thắt ngực. Nếu trong trường hợp đau ngực xuất hiện đột ngột, kéo dài vài chục phút đến hàng giờ, không đỡ khi nghỉ, có thể nhồi máu cơ tim đang xảy ra. Nhồi máu cơ tim khi đã xảy ra là một cấp cứu tim mạch, cần phải điều trị kịp thời. Nếu bệnh mạch vành gây suy tim mạn tính thì có thể có các triệu chứng của suy tim: khó thở, khó thở khi gắng sức, có cơn khó thở về đêm.

Phình động mạch: Xơ vữa động mạch chủ bụng, xơ vữa động mạch chủ ngực là yếu tố nguy cơ gây ra phình động mạch chủ. Thường không có triệu chứng nhưng rất nguy hiểm nếu xảy ra biến cố, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu vỡ phình. 

Đột quỵ: Nhiều cơn đột quỵ ở người già thường do động mạch cung cấp máu cho não bị xơ cứng và bị hẹp.

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân nền tảng quan trọng của đột quỵ, cơn đau tim, các loại bệnh tim gồm suy tim ứ huyết và hầu hết các bệnh tim mạch nói chung. Mảng xơ vữa ở các động mạch cánh tay hoặc, thường gặp hơn, các động mạch chân có thể gây bệnh thuyên tắc động mạch ngoại biên.

Theo số liệu tại Hoa Kỳ năm 2004, khoảng 65% nam và 47% nữ có biểu hiện đầu tiên của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch là cơn đau tim hoặc ngưng tim đột ngột (tử vong trong vòng 1 giờ sau khi triệu chứng khởi phát).

2. Nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch

Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra và chứng minh được rằng bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết đối với tỷ lệ cholesterol trong máu (mỡ máu). Ngoài ra xơ vữa động mạch còn phụ thuộc vào một số yếu tố về “gen” di truyền.

  • Khi người bệnh bị mỡ máu cao nếu không điều trị sớm sẽ khiến các chất mỡ trong máu tích tụ dần theo thời gian tại lớp bên trong thành động mạch khiến thành động mạch dày hơn, gây ra các mảng xơ vữa làm động mạch bị hẹp lại khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, tắc nghẽn.
  • Cũng chính vì mỡ máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch mà mỡ máu cao lại do các nguyên nhân như: chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu hợp lý nên nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh xơ vữa động mạch đó là các nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu như:
  • Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ (đồ chiên, xào, nấu), nội tạng, da, mỡ động vật.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
  • Lười vận động, không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, công việc phải ngồi một chỗ nhiều.
  • Do thừa cân, béo phì.
  • Một số trường hợp do yếu tố di truyền, tuổi tác (ví dụ như: nam trên 45 tuổi hay phụ nữ đã mãn kinh có nguy cơ xơ vữa động mạch cao hơn).

3. Điều trị xơ vữa động mạch

Các biện pháp phòng bệnh mới nhất vẫn là chế độ ăn ít mỡ.

  • Không hút thuốc lá.
  • Luyện tập thể dục đều đặn nghiêm túc hằng ngày.
  • Quan tâm duy trì cân nặng cho phù hợp với chiều cao của cơ thể.

Đó vẫn là những biện pháp tốt nhất để làm giảm sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch. Trường hợp vẫn có tình trạng sức khỏe tốt nhưng khám thấy tỷ lệ cholesterol máu cao thì vẫn phải ăn theo chế độ ít chất mỡ. 

  • Sử dụng nước cốt sâm dây Ngọc Linh: Nước cốt sâm dây Ngọc Linh làm tăng khả năng phục hồi sức khỏe giúp tinh thần sảng khoái, ăn ngon miệng đặc biệt giúp cải thiện, ổn định cơ thể để tránh khỏi tình trạng stress, tăng cường hoạt động não bộ.

Đặc biệt trong sâm dây Ngọc Linh có chứa hợp chất Saponin rất tốt với cơ thể: Đối với hệ tim mạch giúp cân bằng huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu đến các chi và não bộ. Đồng thời làm tăng số lượng hồng cầu, đào thải các cholesterol xấu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, các cơn đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Kiên trì sử dụng ngày 1 chai sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước những tác hại của bệnh xơ vữa động mạch một cách an toàn nhất.

Nguồn: LBA (t/h)