Thành phần hoạt chất hóa học và tác dụng sinh học của trái ớt

Nguyễn Huyền
Th 7 06/05/2023
Ớt không chỉ là gia vị trong việc chế biến thức ăn mà nó còn làm rau và có công dụng trong các loại thuốc. Vậy các hoạt chất hóa học có trong ớt là gì và tác dụng sinh học của ớt ra sao? 


Ớt được trồng phổ biến ở Việt Nam.

Thành phần hóa học trong trái ớt

Trong quả ớt có chứa 0,04 – 1,5 % dẫn chất benzylamin, vị cay là các hoạt chất trong nhóm alkaloid (chiếm khoảng 0,05 – 2%). Trong đó thành phần chính là capsaicin (chiếm tới 70% tổng hàm lượng capsaicinoids), phần lớn tập trung ở biểu bì giá noãn và khi nhỏ nước lên rồi soi kính sẽ thấy các tinh thể hình vuông của capsaicin. Ngoài ra, còn có một số chất khác như dihydrocapsaicin (khoảng 20%), nordihydrocapsaicin (7%), homocapsaicin và homodihydrocapsaicin.

Cấu trúc hóa học của nhóm hoạt chất capsaicinoids được xác định là acid isodexenic vanilylam, nhiệt độ nóng chảy của capsaicin là 65oC, khi nhiệt đôi hơi cao và bốc hơi và kích ứng rất mạnh gây hắt hơi rất khó chịu. Tính chấy cay này gặp kiềm không bị mất đi như chất cay của hồi tiêu. Nhưng nếu bị oxy hóa bởi kali bicromat hoặc kali pemanganat thì tính cay sẽ mất đi. Capsaicin ở nồng độ 1/100.000 vẫn còn cay.

 Capsaicin là hoạt chất gây đỏ nóng, trạng thái dầu lỏng, xuất hiện khi quả chín, tỷ lệ từ 0,01% ở những ớt thườn, khoảng 0,1% ở những ớt paprika.

Capsicosid trong ớt là một saponin sterói có tác dụng kháng sinh.

Các chất carotenoid bao gồm chất chính là capsithin có màu đỏ. Ngoài ra, còn có capsorubin, krytoxanthin, zeaxanthin, lutein, α và β carotene, các chất màu có tinh thể thuộc loại caroten, vitamin B1, vitamin B2, …

Thành phần chất béo trong ớt tương đối cao (9 – 17%), protein (12 – 15%).

Vitamin C, tỷ lệ khoảng 0,8-1% trọng lượng ớt của nước ta. Ở những ớt châu Phi, hungari, lượng vitamin C có thể lên tới 1,17% , 2,66%, 4,98%.

 Ngoài ra trong ớt còn có các axit hữu cơ như: axit citric, axit malic,….


Cây ớt tại nông trại LangBiang Food.

Tác dụng sinh học của ớt

Tác dụng trên vị giác

Cảm giác cay nóng khó chịu của miệng được gây ra bởi capsaicin và dihydrocapsaicin tăng nhanh ở phần giữa và phần sau của lưỡi và lợi kéo dài trong một thời gian dài. Trong khi đó homodihydrocapsaicin tạo cảm giác cay nóng khó chịu chậm hơn và chỉ ở phía sau miệng, Nordihydrocapsaicin tạo cảm nhận nhẹ hơn ở vùng mặt trước của lưỡi và cảm giác cay nóng này giảm nhanh hơn 

Tác dụng của ớt trong y học cổ truyền

Ngoài làm gia vị, Nhờ tính chất cay nóng mà ớt được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng khoang trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, giảm đau giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm ăn ngon, chóng tiêu. Trong y học cổ truyền dân gian Việt Nam ớt thường dùng để chữa bệnh đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn, … Một số bài thuốc Nam thông dụng có ớt dùng để chữa bệnh:

Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: ớt trái 100g ngâm với rượu trắng trong khoảng 10 – 20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.

  • Giảm đau do ung thư, đau khớp: ăn 5 – 10g ớt mỗi ngày.
  • Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.
  • Chữa ăn uống chậm tiêu: ớt trái dùng làm gia vị ăn hàng ngày.
  • Chữa đau thắt ngực: ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g, sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt trái 1 – 2 quả, nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2 – 3 lần.
  • Chữa viêm khớp mãn tính: ớt trái 1 – 2 quả, dây đau xương, thổ phục linh (cù khúc khắc) mỗi vị 30g, sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa bệnh chàm (eczema): lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
  • Chữa rắn rết cắn: lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần cho đến khi hết đau, 2 – 3 giờ là khỏi.
  • Chữa bệnh vảy nến: là ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đẳng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7 – 9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g.
Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.


Ớt có nhiều trong bài thuốc chữa bệnh dân gian.

  • Đau bụng kinh niên: rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực mỗi thứ khoảng 10g. sao vàng hạ thổ sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa đau lưng, đau khớp: ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g, tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2 dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.
  • Chữa mụn nhọt: lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ và mau lành.

Tác dụng của ớt trong y học hiện đại

Capsaicin trong ớt có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học hiện đại do chất này có khả năng gây đỏ, kích thích tại chỗ, những trường hợp đau do phong thấp, đau lưng, đau khớp. Nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giớ cho thấy capsaicin trong quả ớt có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, Morphin nội sinh có đặc tính như thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính và các bệnh ung thư.

Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch do trong ớt chứa nhóm hoạt chất capsaicinoids có tính nóng giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn.

Tài liệu tham khảo:

  1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam 2004: Nhà xuất bản Y Học
  2. Kew Royal Botanic Gardens. (N.D.), ” Capsicum annuum (chilli pepper)”. Kew Royal Botanic Gardens website: http://www.kew.org/science-conservation/plants-fungi/capsicum-annuum-chilli-pepper, 2016.
  3. H. D Tindall, “Vegetables in the tropics”. London: Macmillan Press, 1983: p. 349. (Call no.: R 635.0913 TIN).
  4. H. D Tindall, “Vegetables in the tropics”. London: Macmillan Press, 1983: p. 352. (Call no.: R 635.0913 TIN).
  5. “Botanical Description of Capsicum,Capsicum spp and Species.”. www.mdidea.com/products/new/new00502.html.
  6. “Phytochemicals and Constituents of Capsicum:Cayenne,Red Pepper”. https://www.mdidea.com/products/new/new00504.html.
  7. Klaus Roth, “The Biochemistry of Peppers”. Chem. Unserer Zeit 2010. 44(2): p. 138-151.
  8. Morrine a Omolo, Zen-Zi Wong, Amanda K Mergen, Jennifer C Hastings, Nina C Le, Holly a Reiland, Kyle a Case, and David J Baumler, “Antimicrobial Properties of Chili Peppers”. Infectious Diseases & Therapy, 2014. 2(4): p. 1 – 8.
  9. Lana Billings Smith. Capsicum annuum for weight loss. 2015; Available from: http://www.livestrong.com/article/310377-capsicum-annuum-for-weight-loss/.
  10. Mary-Jon Ludy, George E. Moore, and Richard D. Mattes, “The Effects of Capsaicin and Capsiate on Energy Balance: Critical Review and Meta-analyses of Studies in Humans”. Chemical Senses, 2012. 37(2): p. 103-121.
  11. K.V Peter, Handbook of Herbs and Spices. 2001: Woodhead Publishing. p. 111
  12. Viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm thiên nhiên. 

Mua ớt đỏ sạch chuẩn ở đâu?

Ớt đỏ của LangBiang Food luôn là lựa chọn hàng đầu của mỗi gia đình.

Khi cần mua ớ đỏ xuất khẩu từ nông trại sạch, hãy liên hệ với LangBiang Food để được cung cấp tận nơi, sỉ và lẻ nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN LANGBIANG

CN & SHOWROOM ĐÀ LẠT

CN & SHOWROOM TP.HỒ CHÍ MINH