Tác dụng dược lý, và công dụng của cây đẳng sâm
Huế Anh
Th 3 16/08/2022
Đảng sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt tới 1 - 1,7 cm. Đầu rễ phát triển to, nên có nhiều vết sẹo của thân cũ, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết nhăn dọc và ngang. Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối (ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối), so le hoặc có khi gần như mọc vòng. Cuống lá dài 0,5 - 4 cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài 1 - 7 cm, rộng 0,8 - 5,5 cm, đầu tù hoặc nhọn, đáy lá hình tim mép nguyên hoặc hơi gợn sóng, hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng. Hoa mọc đơn 20 độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, mù vàng nhạt chia 5 thùy, 5 nhị, bầu có 5 ngăn. Qủa nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Mùa hoa nở: tháng 7 - 8. Mùa quả tháng 9 - 10. Loài Codonopsis pilosula có lá gần như lá đảng sâm của ta mô tả ở trên, nhưng mép lá nguyên, hoa cũng như vậy, bầu chỉ có 3 ngăn. Loài Codonopsis tangshen Oliv có lá dài hơn, cuống lá cũng dài hơn. Bầu cũng 3 ngăn.
Theo nghiên cứu thực nghiệm tác dụng tăng cường miễn dịch của cao chiết và viên nang đảng sâm việt nam. Chuột nhắt trắng được gây suy giảm miễn dịch bằng cách tiêm phúc mô cyclophosphamide liều duy nhất 150 mg/kg thể trọng. Đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch qua các chỉ tiêu như xác định chỉ số thực bào bằng thực nghiệm thanh thải carbon và khảo sát đáp ứng miễn dịch tế bào (đáp ứng quá mẫn chậm) trong thực nghiệm dùng ovalbumin.
Sau thử nghiệm các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng: Đẳng sâm Việt Nam có tác dụng tăng cường miễn dịch trên cơ thể chuột suy giảm miễn dịch bằng Cyclophosphamide. Vì thế, đảng sâm Việt Nam có thể được sử dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể.
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong Đông y coi đảng sâm có thể dùng thay thế Nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi đảng sâm là “nhân sâm của người nghèo” vì có mọi công dụng của nhân sâm nhưng lại rẻ tiền hơn. Ngày dùng 6 - 12 gam, có thể tăng tới 30 gam, dùng dưới dạng thuốc sắc. Uống luôn 7 đến 14 ngày. Theo tài liệu cổ, đảng sâm có vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh phế và tỳ có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi, phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi thiên về bổ trung. Người thực tà không dùng được. Đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyền dùng chữa bệnh lao mới nhiễm, bệnh ho: đảng sâm 16 gam, hoài sơn 15 gam, ý dĩ nhân 10 gam, mạch môn 10 gam cam thảo 3 gam, hạnh nhân 10 gam, khoản đông hoa 10 gam, xa tiền tử 10 gam, nước 600 ml sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Theo đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyền dùng chữa bệnh lao mới nhiễm, bệnh ho: đảng sâm 16 gam, hoài sơn 15 gam, ý dĩ nhân 10 gam, mạch môn 10 gam,cam thảo 3 gam, hạnh nhân 10 gam, khoản đông hoa 10 gam, xa tiền tử 10 gam, nước 600 ml sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Ngọn và lá non có thể dùng xào hay nấu canh ăn. Quả ăn được. Rễ củ có thể dùng ăn sống. Trong Y học cổ truyền, củ được dùng làm thuốc chữa cơ thể suy nhược, mỏi mệt, ăn không ngon, đại tiện lỏng, chữa ho, vàng da do thiếu máu, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Liều dùng 6 - 12 g hoặc hơn, dạng thuốc sắc, viên hoàn hay bột. Theo Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự (2015) [38], đảng sâm có tác dụng tăng cường miễn dịch trên cơ thể chuột suy giảm miễn dịch bằng Cyclophosphamide. Vì thế, đảng sâm Việt Nam có thể được sử dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể. Theo Trần Thị Thùy An và cộng sự, cao chiết và chế phẩm viên nang đảng sâm Việt Nam thể hiện tác dụng tăng lực sau 7 - 14 ngày uống. Cao chiết cồn đảng sâm thể hiện tác dụng tăng lực ở liều 1,45 - 2,9 g/kg, cao chiết nước đảng sâm thể hiện tác dụng tăng lực ở liều 1,3 - 2,6 g/kg, viên nang đảng sâm thể hiện tăng lực ở liều 3 viên/kg thể trọng chuột Tài liệu tham khảo: Theo Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp Trần Công Định tại Đại học HUẾ, Trường đại học Nông Lâm. |