Nước cốt Sâm dây Ngọc Linh hỗ trợ bổ KHÍ - HUYẾT, tăng cường sức khỏe
Nguyễn Văn Dũng
Th 7 14/05/2022
Theo quan niệm của Đông Y, “khí” là từ dùng để nói về năng lượng vật chất di chuyển trong cơ thể. Khí có sự vận động liên tục và thực hiện nhiệm vụ điều tiết quá trình trao đổi chất cũng như sự chuyển hóa các chất trong cơ thể, nhờ đó duy trì sự sống.
Trong khi đó, “huyết” trong Đông Y chính là máu - được sản xuất từ thực phẩm và chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể hàng ngày giúp nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể.
Khí và huyết có mối quan hệ chặt chẽ, có khả năng hỗ trợ lẫn nhau giúp cơ thể khỏe mạnh.
Khi tình trạng lưu thông khí huyết trong cơ thể gặp trở ngại, tùy theo vị trí, nó sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau và thường là biểu hiện tiêu cực đối với sức khỏe. Trong đó, một số triệu chứng của lưu thông khí huyết kém bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi và thường xuyên bị hụt hơi, luôn trong tình trạng thiếu sức sống, giọng nói nhỏ.
- Phần da ở niêm móng nhợt nhạt.
- Hoa mắt, chóng mặt thường xảy ra khi thay đổi đột ngột tư thế của cơ thể.
- Mất ngủ thường xuyên.
- Ở phụ nữ có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
- Đau tê và mỏi ở vùng bị khí huyết ứ trệ, một số trường hợp có thể bị sưng viêm.
Cách giúp lưu thông khí huyết và bổ sung khí huyết hiệu quả
Khí, huyết là cơ sở vật chất của tạng phủ - kinh lạc; khi khí huyết có bệnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tạng phủ. Ngược lại, khi tạng phủ kinh lạc bị bệnh sẽ có biểu hiện bất thường qua khí huyết. Các thể bệnh về khí, huyết trên lâm sàng và các bài thuốc thường dùng.
1. KHÍ hư (suy)
1.1. Nguyên nhân: Huyết hư (suy) do cơ năng hoạt động của cơ thể và nội tạng bị suy thoái hay gặp ở người có bệnh mạn tính, người già yếu, hoặc người bệnh ở thời kỳ hồi phục sau khi mắc các bệnh cấp tính nặng.
1.2. Biểu hiện
- Hơi thở ngắn, không có sức, giọng nói nhỏ yếu.
- Người mệt mỏi, rã rượi, sắc da xanh tái.
- Ăn uống kém.
- Tự hãn. Đau thiện án.
- Lưỡi nhạt, lạt miệng.
- Mạch nhược (vô lực).
Triệu chứng cụ thể cho từng tạng có liên quan:
- Tâm khí hư: Ngoài triệu chứng chung còn có thêm hồi hộp, tức ngực.
- Phế khí hư: Thêm triệu chứng ho suyễn, thở gấp, dễ bị cảm nhiễm.
- Tỳ khí hư: Ăn ít, đầy trướng bụng, Tiêu chảy (tỳ mất kiện vận). Sa tử cung, trĩ, sa dạ dày (tỳ khí hư hạ hãm). Sắc mặt vàng, kinh nguyệt nhiều, cầu ra máu, có dấu xuất huyết dưới da (tỳ bất thống huyết).
- Thận khí hư: Lưng gối nhức mỏi, thính lực giảm, tiểu ít (không nạp khí).
1.3. Phép trị: Bổ khí
Dùng bài thuốc: Tứ quân: Nhân sâm (quân); bạch truật (thần); bạch linh (tá); cam thảo (sứ). Nhân sâm bổ nguyên khí kiện tỳ dưỡng vị. Bạch truật kiện tỳ táo thấp; phục linh, cam thảo kiện tỳ thẩm thấp. Phương thuốc này chủ yếu để ích khí kiện tỳ.
2. Bệnh của HUYẾT
2.1. Nguyên nhân
- Do mất máu nhiều quá.
- Do tỳ vị hư nhược nên sự sinh hóa máu không đầy đủ.
2.2. Triệu chứng chung
- Sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao hoặc hơi vàng, môi niêm mạc trắng nhợt nhạt.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực.
- Tay chân tê.
- Chất lưỡi nhợt nhạt.
- Mạch tế sác vô lực.
- Tâm huyết hư: Thêm hồi hộp trống ngực, mất ngủ, hay quên.
- Can huyết hư: Bực bội, cân cơ co giật, kinh ít hoặc bế.
Huyết hư thường ảnh hưởng tới khí hư khi có khí hư kèm theo thường có thêm triệu chứng: đoản khí, thở gấp, mệt mỏi, mất sức.
2.3. Phép trị
- Bổ huyết nếu có thêm khí hư bổ khí huyết.
- Bài thuốc: Tứ vật thang: Đương quy, Thục địa, Xuyên khung, Bạch thược. Ý nghĩa: Thục địa tư âm bổ huyết; đương quy dưỡng huyết hóa huyết; bạch thược hòa doanh, lý huyết; Xuyên khung hành khí hoạt huyết. Đây là bài thuốc chung dùng bổ huyết, tùy thuộc vào bệnh biến cụ thể mà có thể gia giảm thêm.
3. Khí huyết hư (suy)
3.1. Triệu chứng KHÍ HUYẾT hư
- Da xanh, môi nhợt hoa mắt người gầy mệt mỏi,
- Đoản hơi, đoản khí hồi hộp.
- Ăn ít, lưỡi nhạt, mạch tế.
3.2. Điều trị các bệnh khí, huyết
a) Điều trị các bệnh khí, huyết với dùng thuốc ngoài cơ thể
Xông, ngâm, tắm, chườm, bó: có thể dùng thuốc độc vị hoăc bài thuốc hoặc chỉ là dùng sức nóng hoặc kết hợp cả tác dụng nhiệt và tác dụng của thuốc lên vùng ngoài cơ thể.
b) Các phương pháp điều trị các bệnh về khí, huyết không dùng thuốc
* Châm cứu: Châm cứu là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mang lại hiệu quả điều trị cao, phương pháp này tác động lên các huyệt vị bằng kim châm hoặc sức nóng của ngải cứu để kích thích khí huyết lưu thông, điều hòa âm dương trong cơ thể nhằm mục đích phòng và điều trị bệnh tùy theo từng thể bệnh về khí huyết.
* Xoa bóp, bấm huyệt: Là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền giúp điều hòa âm dương, khí huyết.
- Xoa bóp: Đặc điểm của nó là dùng bàn tay là chính; tác động lên da, thịt, gân, khớp, kinh lạc của người bệnh, làm cho khí huyết lưu thông để đạt mục đích phòng và chữa bệnh.
- Bấm huyệt: Là một phương pháp dựa trên sự tác động lực của ngón tay trên bề mặt cơ thể chủ yếu là huyệt, mục đích để làm khí huyết lưu thông qua đó phòng bệnh, chữa bệnh, cải thiện tuần hoàn khí huyết.
Xoa bóp, bấm huyệt sử dụng đôi bàn tay của người thầy thuốc để phát hiện những điểm tắc nghẽn, tác động một lực nhất định lên các điểm, vùng này để giải tỏa sự tắc nghẽn của khí huyết.
* Yoga, khí công, thái cực quyền: Với nhiều động tác khác nhau kết hợp với thở, mỗi động tác tác động vào một vùng cơ thể nào đó theo mục đích của động tác để khí huyết vùng đó được lưu thông tốt, qua đó phòng bệnh và trị bệnh.
-------------
Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể dùng Nước cốt Sâm dây Ngọc Linh mỗi ngày để bồi bổ và tăng cường khí, huyết, vì:
- Nước cốt Sâm dây Ngọc Linh được chiết xuất lên đến 60% thành phần từ sâm dây Ngọc Linh (đẳng sâm, đảng sâm....), kết hợp gừng và cỏ ngọt, vị của nước cốt dễ uống và tiện dụng.
- Theo Đông y, đảng sâm đã có thể bổ khí lại có thể bổ huyết, chuyên điều lý về các bệnh tật của các bệnh tỳ vị. [2]
Trong các bài thuốc kinh điển như: Tứ quân tử thang, Bát vị, Thập toàn đại bổ…, có thể dùng đảng sâm thay thế cho nhân sâm hoặc dùng cả nhân sâm lẫn đảng sâm cho những trường hợp: tỳ hư, ăn kém, mệt mỏi, phế hư…
LBA: T/H
Tài liệu tham khảo
[1] BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên ĐH Y dược cổ truyền Tp.Hồ Chí Minh, Quan niệm và giải pháp cải thiện bệnh lý về khí huyết theo y học cổ truyền, https://suckhoedoisong.vn/quan-niem-va-giai-phap-cai-thien-benh-ly-ve-khi-huyet-theo-y-hoc-co-truyen-169164929.htm
[2] Bác sĩ Nguyễn Phú Lâm, Đảng sâm - thuốc quý cho người nghèo, Bài đăng trên báo Sức Khỏe và Đời Sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế, ngày 01-10-2019
https://suckhoedoisong.vn/dang-sam-thuoc-quy-cho-nguoi-ngheo-169164041.htm