Khám phá nét đặc sắc trong lễ hội cồng chiêng của đồng bào K’Ho

Huế Anh
Th 4 08/06/2022

Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Ðây là loại hình văn hóa phi vật thể thứ hai của nước ta được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản thế giới, sau Nhã nhạc Cung đình Huế năm 2003. Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền bao đời nay. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, K’Ho, Rơmăm, Êđê, Giarai. Đặc sắc nhất vẫn là văn hóa cồng chiêng của đồng bào K’Ho. Đó là nét đặc sắc của vùng đất huyền thoại, quanh năm lễ hội rộn rã tiếng chiêng cồng.  

Cùng với dàn chiêng 6, kèn M’puốt, Ching Yu (đấu chiêng đôi) là cuộc chơi, nét văn hóa đặc sắc của người K’Ho. Trong lễ hội, khi men rượu cần đã ngấm sâu vào mỗi người thì cũng là lúc các chàng trai thử tài đánh chiêng để chiếm lấy trái tim của các cô gái, Ching Yu là một hình thức đấu chiêng của người K’Ho như một cuộc chơi tao nhã. Trong thể thức cuộc chơi này, các chàng trai sẽ dùng tài nghệ đánh chiêng của mình để ép đối phương không đánh chiêng được, át đi tiếng chiêng của đối phương, làm cho đối phương loạn nhịp, sẽ giành chiến thắng. Phần thưởng giành cho người thắng cuộc là những cần rượu, ánh mắt và nụ cười ngọt ngào của các cô gái. Khi đánh chiêng người K’ho xếp theo hình vòng cung, theo thứ tự các chiêng kể trên tay. Tay trái đỡ mặt trong, tay phải đánh. Đội hình di chuyển khi ngược khi xuôi, âm thanh trầm, bổng luyến láy đucợ tạo ra nhờ tay chụp, tay xòe, hoặc xoa mà tạo nên.

Âm nhạc dân gian của người K’Ho rất phong phú và thường được biểu diễn trong các lễ hội. Trong các nhạc cụ truyền thống của người K’Ho không thể thiếu bộ cồng chiêng sáu chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... Những nhạc cụ này có khả năng hòa âm với lời ca hoặc độc tấu.

Âm thanh cồng chiêng như mạch nước, ngầm thấm đẫm vào từng cuộc sống, từng hơi thở của mỗi người dân nơi đây. Lúc dữ dội như thác đổ, khi lại dịu nhẹ đến thướt tha. Chúng như xoa dịu nỗi buồn, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn của bao người. Khi tiếng chiêng cồng vang lên, già trẻ, gái trai như bị thôi miên, tất cả đều hướng đến sự khao khát, hòa quyện gắn kết trong vũ điệu của vùng đất đại ngàn nơi đây. Loại hình nghệ thuật này không thể nào thiếu trong các lễ nghi nông nghiệp và trong những sự kiện buồn vui, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào.

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người K’Ho nói chung và người Tây nguyên nói riêng. Là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng, như đã và đang sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên.

Để có thể hiểu rõ hơn và được trải nghiệm về loại hình văn hóa nghệ thuật này một cách chân thực nhất. Vào lúc 09:00 ngày 12/06/2022 Lang Biang mời bạn đến tham dự buổi lễ ký kết hợp tác phát triển bán hàng giữa hệ thống nhà thuốc Nhân Hòa Pharma và công ty cổ phần nông sản Lang Biang.

Ngoài mục đích chính của sự kiện: đưa sản phẩm nước cốt sâm dây Ngọc Linh đến gần hơn nữa với khách hàng, thì LangBiang còn tổ chức giao lưu về văn hóa cồng chiêng để quý khách hàng và đối tác có được những trải nghiệm một cách chân thực nhất.

Thân mời quý khách hàng, đối tác, cùng bà con nông dân đến tham dự sự kiện cùng chúng tôi, để có những trải nghiệm tuyệt vời đến khó quên vào lúc:

-        Thời gian: 09:00 ngày 12/06/2022

-        Địa điểm: 4-TR-21 Đà Lạt Center, Lâm Đồng.

LangBiang trân trọng kính mời.