Làm sao để bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh?
Huế Anh
Th 2 29/08/2022
Hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào, mô, protein và các cơ quan đặc biệt phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh ngoại lai. Khi hệ miễn dịch suy yếu chúng ta rất dễ bị nhiễm bệnh. Khi hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động bình thường, nó sẽ phát hiện ra các mối đe dọa, chẳng hạn như vi khuẩn, ký sinh trùng và virus kích hoạt phản ứng miễn dịch để tiêu diệt chúng. Hệ miễn dịch của chúng ta có thể được chia thành hai loại: Bẩm sinh và thích ứng.
Miễn dịch bẩm sinh: Là sự bảo vệ tự nhiên từ khi chúng ta được sinh ra và là tuyến phòng thủ đầu tiên của chúng ta để chống lại các bệnh nhiễm trùng. Khi phát hiện nhiễm trùng, phản ứng bẩm sinh của chúng ta sẽ nhanh chóng cố gắng loại bỏ kẻ xâm lược bằng cách sản xuất thêm dịch nhầy hoặc làm tăng thân nhiệt.
Miễn dịch thích ứng: Là sự bảo vệ mà chúng ta có được trong quá trình sống khi chúng ta tiếp xúc với bệnh tật hoặc được bảo vệ chống lại chúng thông qua vắc - xin. Hệ thống thích ứng phát hiện kẻ thù và sản xuất các vũ khí cụ thể (kháng thể) cần thiết để tiêu diệt và loại bỏ kẻ xâm lược khỏi cơ thể.
1. Hệ miễn dịch suy yếu
Đối với nhiều người, hệ miễn dịch hoạt động tốt có thể tự điều chỉnh và không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Tuy nhiên, ở một số người, thuốc hoặc rối loạn hệ miễn dịch khiến cho nó hoạt động quá mức hoặc quá ít.
Rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát thường xuất hiện ngay từ khi mới sinh và do hệ miễn dịch thiếu một số bộ phận.
Rối loạn suy giảm miễn dịch thứ phát xảy ra do hệ miễn dịch bị tổn hại bởi các yếu tố môi trường, bao gồm HIV, bỏng nặng, suy dinh dưỡng hoặc hóa trị liệu.
Dị ứng và hen suyễn phát triển khi hệ miễn dịch phản ứng với các chất không có hại.
Các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, bệnh đa xơ cứng và bệnh tiểu đường loại 1 bị gây ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào và mô của cơ thể.
Rối loạn hệ miễn dịch được điều trị bằng các loại thuốc cụ thể để giải quyết triệu chứng và các nhiễm trùng đi kèm.
2. Tác động của lối sống đến phản ứng miễn dịch
Các thành phần chính của hệ miễn dịch bao gồm các hạch bạch huyết, amidan, lá lách, tủy xương và tuyến ức.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn chưa hiểu rõ về tính liên kết và sự phức tạp của phản ứng miễn dịch. Để hoạt động tốt, toàn bộ hệ thống đòi hỏi sự hài hòa và cân đối. Hệ miễn dịch không phải là một thực thể hoặc một trường lực cần được vá lại để hoạt động bình thường.
Không có mối liên hệ trực tiếp nào được xác định giữa lối sống và tăng cường phản ứng miễn dịch, nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố, chẳng hạn như tập thể dục, chế độ ăn uống và căng thẳng đối với phản ứng của hệ miễn dịch.
Điều tốt nhất bạn có thể làm để duy trì hệ miễn dịch của mình là áp dụng các chiến lược sống lành mạnh có lợi cho toàn bộ cơ thể, bao gồm cả hệ miễn dịch. Các chiến lược này có thể bao gồm:
- Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả
- Tập thể dục thường xuyên
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Bỏ hút thuốc
- Chỉ uống rượu có chừng mực
- Ngủ đủ giấc
- Tránh nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên
- Giảm căng thẳng
3. Phương pháp cải thiện hệ miễn dịch
Tập thể dục: Ít vận động không chỉ khiến bạn cảm thấy uể oải, nó còn có thể làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động chậm chạp. Tập thể dục, mặt khác, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn nhiều calo rỗng không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, thừa cân kèm theo bệnh tật cũng có thể kéo hệ thống miễn dịch đi xuống.
Một chế độ ăn giàu vitamin và chất chống oxy hóa có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng. Vì vậy, nên lựa chọn thực đơn nhiều trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa cho bữa ăn hàng ngày. Ăn thêm các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt.
Ngủ đủ giấc: Những cơn mất ngủ thường xuyên có thể không chỉ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày mà còn khiến bạn dễ bị bệnh, bao gồm cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác. Lâu dài, giấc ngủ kém cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm béo phì và tiểu đường.
Rất khó để đo chính xác hiệu quả bảo vệ của giấc ngủ. Giống như chất chống oxy hóa, giấc ngủ có thể giúp giảm căng thẳng, ngăn chặn các tế bào bị suy yếu và bị tổn hại. Nhưng rõ ràng, giấc ngủ - ít nhất 7 giờ một đêm - có liên quan đến việc tăng sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm.
Quản lý căng thẳng: Khi cơ thể bị căng thẳng liên tục, bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn với mọi thứ từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh mãn tính. Bị căng thẳng liên tục - gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều đó vì việc căng thẳng làm cơ thể sản xuất các hoocmon nhiều hơn, chẳng hạn như cortisol và adrenaline, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng mãn tính có liên quan đến bệnh tim và tăng huyết áp, và nó cũng có thể có ảnh hưởng đến chức năng tế bào bạch cầu.
Tránh lạm dụng rượu bia và các chất kích thích: Uống một lượng rượu vừa phải có thể có một số lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 1 - 2 ly mỗi ngày cho một người đàn ông, hoặc 1 ly cho một người phụ nữ. Nhưng uống quá nhiều rượu có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Sử dụng các loại thuốc kích thích, bao gồm cần sa, gây tác hại tương tự đối với các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Kết hợp sử dụng nước cốt sâm dây Ngọc Linh: Sử dụng Nước cốt sâm dây Ngọc Linh mỗi ngày sẽ giúp thẩm thấu sâu từ bên trong cơ thể, giúp cơ thể có một sức đề kháng khỏe, đánh bật lại những tế bào yếu, tế bào vi khuẩn đồng thời bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác hại của bệnh tật. Đối với hệ miễn dịch: Các thực nghiệm đã khẳng định dược liệu này có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống mệt mỏi, cân bằng hoạt động của vỏ não.
Ngoài ra, nước cốt sâm dây ngọc Linh của Lang Biang là sản phẩm giúp bồi bổ cơ thể được làm từ sâm dây Ngọc Linh có chứa hợp chất Saponin giúp cân bằng huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu đến các chi và não bộ. Đồng thời làm tăng số lượng hồng cầu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, các cơn đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Nguồn LBA (t/h)