Khó thở, mệt mỏi bệnh lý nguy hiểm, đừng chủ quan
Huế Anh
Th 6 23/09/2022
Sự xuất hiện lặp lại, có tính chất kéo dài của các cơn khó thở sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là mệt mỏi, khó chịu. Hai triệu chứng này thường xuất hiện đồng thời, có thể là tín hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hại cho sức khỏe. Vậy khó thở, mệt mỏi có thể liên quan tới bệnh lý gì, dưới đây, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời.
1. Khó thở, mệt mỏi có thể liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm
Người ta thường miêu tả hiện tượng khó thở khi bỗng nhiên cần rất nhiều sức lực để hít vào, hơi thở ngắn, có cảm giác như ngực đang bị đè chặt. Mệt mỏi tức là khi cơ thể trở nên uể oải, kiệt sức, thiếu sức sống. Hiện tượng mệt mỏi, khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hại cho sức khỏe, tuyệt đối không được chủ quan.
Nguồn ảnh: Internet
- Trào ngược dạ dày, thực quản
Người bị bệnh lý này thường xuyên gặp triệu chứng ợ hơi, nóng rát, nuốt vướng. Không những thế, bệnh còn tạo cảm giác bị chèn ép, đau thắt ngực, hụt hơi, khó thở. Bệnh có liên quan mật thiết với tình trạng tâm lý mệt mỏi, căng thẳng.
- Suy giáp
Nhiệm vụ của hormone tuyến giáp là làm tăng hoạt động tế bào đồng thời chuyển hóa glucid, lipid để cơ thể có năng lượng hoạt động. Với người bị suy giáp, hormone tuyến giáp sẽ bị rối loạn nên cơ thể thường xuyên thiếu năng lượng, khó thở, mệt mỏi.
- Suy thận mạn
Suy thận mạn gây nên các triệu chứng: tay chân phù nề, mệt mỏi, khó thở, huyết áp cao, ăn không ngon, da sạm màu.
- Rối loạn thần kinh thực vật
Bệnh lý này khiến cho chức năng của mọi cơ quan bị đảo lộn. Nó gây nên những triệu chứng khó hiểu ở nhiều bệnh nhân như: lo lắng, sợ hãi, khó thở, mệt mỏi, mất ngủ. Thường thì các trường hợp mắc bệnh này đều không tìm ra nguyên nhân nên việc điều trị chủ yếu là theo triệu chứng và số đông sẽ khỏi bệnh sau 2 - 3 năm.
Nguồn ảnh: Internet
- Tràn dịch màng phổi
Chất dịch tích tụ trong màng phổi khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở, nhất là khi nằm xuống. Bên cạnh đó, họ cũng cảm thấy đau ngực bên lá phổi tràn dịch, sốt cao, chán ăn, mệt mỏi và suy kiệt.
- Khí phế thũng
Khi mắc bệnh này, thì thở ra sẽ trở nên khó khăn vì các phế nang của phổi hay bị căng giãn nên mất khả năng đàn hồi. Triệu chứng này đặc biệt trở nên trầm trọng hơn khi phải gắng sức làm gì đó, mang vác vật nặng,... Người bệnh cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi do ho kéo dài, ăn không ngon.
- Hen suyễn
Ban đầu người bị hen suyễn sẽ bị khó thở, mệt mỏi khi họ tiếp xúc với chất dị ứng hay lao động quá sức nhưng hiện tượng này sẽ ngày càng tăng dần tần suất cũng như mức độ nên bệnh nhân luôn phải có thuốc xịt bên người.
- Bệnh về tim
Các bệnh lý tim mạch như: hẹp van tim, suy tim. khiến cho máu không cung cấp đủ tới não và các cơ quan khác nên người bệnh cũng dễ bị mệt mỏi, khó thở.
2. Triệu chứng khó thở và mệt mỏi
Khó thở là cảm giác khó khăn khi hít thở và không lấy đủ không khí. Khó thở thường kèm cảm giác mệt mỏi, căng tức ngực đôi khi là hoảng loạn, chóng mặt. Để dễ thở hơn, người bệnh cần phải ngồi dậy, thẳng lưng cố gắng hít chậm mới thấy dễ chịu hơn.
3. Nguyên nhân khó thở, mệt mỏi
Thông thường khi cảm thấy khó thở mệt mỏi người bệnh thường nghĩ ngay đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, khó thở còn liên quan đến bệnh lý về tim mạch bệnh mạch vành, bệnh van tim, loạn nhịp tim) hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng hay lo âu quá mức.
3.1. Bệnh lý hô hấp
Dưới đây là một số bệnh hô hấp thường liên quan đến tình trạng khó thở mệt mỏi:
- Rối loạn đường thở bao gồm hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phế quản.
- Rối loạn mạch máu trong phổi bao gồm tăng áp lực động mạch phổi và thuyên tắc mạch phổi.
- Rối loạn đường thở do bản thân phổi, bao gồm bệnh khí phế thũng, ung thư phổi, phổi xơ hóa, hoặc bệnh u hạt.
- Những tình trạng phổi hoặc lồng ngực khác bao gồm bệnh phổi hạn chế hoặc tràn khí màng phổi.
- Nhiễm trùng phổi và đường thở gồm viêm phổi do vi khuẩn, nhiễm nấm Histoplasma hoặc lao.
3.2. Bệnh lý tim mạch
- Bệnh van tim: bệnh nhân thường cảm thấy khó thở, kèm tức ngực trái, đánh trống ngực đôi khi đau đầu, chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Có thể kèm triệu chứng sưng phù chi dưới, bụng, phù phổi.
- Bệnh mạch vành: Bệnh nhân cảm thấy đau thắt ở ngực, cảm giác lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực lớn, gây khó khăn khi hít thở. Do lượng máu cung cấp về tim không đầy đủ khiến cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Bệnh đặc biệt rất hay gặp với bệnh nhân trên 50 tuổi.
4. Biện pháp khắc phục
Muốn khắc phục triệu chứng khóp thở, mệt mỏi trong khâu xử trí khi gặp tình trạng này cần đảm bảo các nguyên tắc:
- Giảm ho, long đờm (nếu có), phục hồi chức năng hô hấp.
- Ngăn ngừa sự tái phát triệu chứng và biến chứng.
- Bảo vệ niêm mạc đường thở trước sự tấn công của các tác nhân gây hại, cũng như quá trình xơ hóa, tái lại cấu trúc của bộ phận này. Một khi niêm mạc đường thở cải thiện tái cấu trúc, trở nên mềm mại và đàn hồi tốt hơn thì hoạt động trao đổi khí sẽ diễn ra bình thường, cơ thể đào thải hết CO2 và được cung cấp đủ O2 trở nên khỏe mạnh không còn mệt mỏi nữa.
5. Cách phòng tránh khó thở mệt mỏi
Thay vì để khó thở mệt mỏi có cơ hội phát triển thành các bệnh lý khác gây ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe, bạn nên điều trị những triệu chứng này càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bằng các biện pháp không dùng thuốc đơn giản, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh và kiểm soát mệt mỏi khó thở tại nhà.
5.1. Giảm căng thẳng, stress
Trước hết, dù mệt mỏi khó thở do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì áp lực của cuộc sống cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc làm nghiêm trọng thêm những triệu chứng của bệnh.
Giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng là biện pháp cốt lõi giúp cải thiện tình trạng của bạn. Để thực hiện được điều này, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt hợp lí.
Nguồn ảnh: Internet
Hãy nhớ rằng sức khỏe mới là vốn quý giá hơn bất kì khoản tiền lương nào bạn nhận được, luôn cân bằng thời gian làm việc và giải trí, chẳng hạn tổ chức những buổi dã ngoại hay kể cả hoạt động thường ngày như tập thể dục hoặc mua sắm như tổ chức cùng với gia đình và những người thân yêu của mình có thể giúp bạn bớt lo toan về những áp lực của công việc.
5.2. Chế độ ăn uống
Những cơn khó thở thường xuyên ập đến khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức kéo dài dẫn đến ăn ngủ kém làm người bệnh càng thêm suy kiệt.
Vì vậy chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng với người bệnh trong trường hợp này. Bệnh nhân nên bổ xung các chất béo từ cá, thực vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu gạo) bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 trong máu còn cung cấp năng lượng cao hơn. Đối với các chất béo có chứa cholesterol (như mỡ động vật, trứng, phủ tạng) không nên dùng quá 300mg/ngày.
Nguồn ảnh: Internet
Tăng cường bổ sung các loại vitamin, các yếu tố vi lượng như ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A,C,E có tác dụng giảm các gốc tự do. Người bệnh nên hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, nhất là khi nguyên nhân khó thở mệt mỏi là do bệnh lien quan đến tim mạch bởi bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim.
5.3. Tập thể dục, thể thao đều đặn
Vận động nhẹ nhàng đều đặn khoảng 3 lần một tuần được bác sĩ khuyến khích với mọi trường hợp gặp phải tình trạng khó thở, mệt mỏi. Đặc biệt, bệnh nhân nên tránh xa các bộ môn gắng sức, cần hoạt động mạnh như tennis, boxing, karate, bóng đá. Trong quá trình tập luyện bạn có thể kết hợp nghe nhạc nhẹ nhàng để tăng hiệu quả của quá trình tập luyện.
5.4 Sử dụng nước cốt sâm dây Ngọc Linh: Sản phẩm nước cốt sâm dây Ngọc Linh được làm từ những củ sâm tươi tuyển chọn từ vùng núi Ngọc Linh trong lành. Đặc biệt hợp chất Sapoin có trong sâm dây sẽ giúp thẩm thấu sâu đến từng tế bào trong cơ thể, chăm sóc cơ thể từ bên trong như bổ nguyên khí, nâng cao thể lực, ngoài ra còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, đau đầu, trầm cảm, và. Khi làm việc với năng suất lao động cao, nhịp tim sẽ hoạt động mạnh và liên tục.
Trong Nước Cốt Sâm Dây Ngọc Linh có hoạt chất Saponin giúp điều hòa hoạt động tim mạch và ổn định huyết áp. Nước Cốt Sâm Dây Ngọc Linh là sản phẩm được tin dùng trên thị trường hiện nay bởi những công dụng tuyệt vời của sản phẩm. Ngoài ra sản phẩm còn giúp cho người suy nhược cơ thể, người già yếu bồi bổ cơ thể.
LBA t/h.