Giải mã hợp chất Saponin có trong sâm dây Ngọc Linh

Huế Anh
Th 3 05/07/2022

Nhắc tới Saponin nhiều người trong chúng ta có thể không biết. Nhưng saponin là một thành phần rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt saponin thường có trong các loại sâm quý hiếm, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

1. Khái niệm về Saponin

Saponin là một loại hợp chất gọi là Ginsenoside được biết đến là một trong những thành phần hóa học của các loại thảo mộc rất có lợi cho sức khỏe của con người. Với hợp chất này, người ta phân loại thành nhiều hợp chất khác nhau bởi mỗi loại sẽ cho tác dụng đặc trưng và tính hiệu quả riêng. Có khá nhiều loại thực vật khác cũng có saponin nhưng từ những nghiên cứu khoa học khách quan cho biết saponin ở các loại nhân sâm hay đảng sâm lại có nhiều điểm khác biệt.

Saponin chính là glucosides có các đặc tính tạo bọt, trong đó bao gồm một alycones polycyclic được gắn liền với một hoặc nhiều chuỗi ở bên đường. Với phần aglycone, người ta gọi là sapogenin hay steeoid (C27) hoặc một dạng triterpene (C30). Khả năng tạo bọt của saponin được gây ra cũng chính bởi sự kết hợp từ một chất kỵ nước ( có tan trong chất béo) sapogenin và từ một phần đường ưa nước ( có hòa tan trong nước). Saponin có  vị đắng, một số saponin là chất độc và được biết đến như là sapotoxin.

Ngoài ra, saponin còn là chất phytochemical có thể được tìm thấy ở trong rau, trong đậu hay các loại thảo mộc. Người ta thường nhắc đến nguồn cung cấp nổi tiếng nhất của saponin chính là đậu Hà Lan, đậu nành cùng một số loại thảo mộc có tên để chỉ ra tính chất tạo bọt như saoproot, soapbark, soapwort cùng soapberry,…Với nhân sâm, đảng sâm người ta có thể tìm thấy đa dạng saponin có chứa ở trong đó cùng với nhiều đặc tính, công dụng khác nhau rất tốt cho sức khỏe.

2. Tác dụng của saponin

Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chứng minh chúng có tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu, ung thư, tăng cường sức khỏe của xương và kích thích hệ miễn dịch. Các tác động của saponin được đánh giá từ nguồn thực vật cụ thể và kết quả không thể được áp dụng cho saponin khác.

  • Giảm Cholesterol: Saponin ràng buộc với muối mật và cholesterol trong đường ruột. Muối mật hình thành các mixen nhỏ với cholesterol tạo thuận lợi cho sự hấp thụ của nó. Saponin gây giảm cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn tái hấp thu của nó.
  • Giảm nguy cơ ung thư: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin có tính chống ung thư và chống gây đột biến tế bào, có thể giảm nguy cơ ung thư ở người, bằng cách ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Saponin dường như để phản ứng với các tế bào giàu cholesterol của các tế bào ung thư. Do đó hạn chế sự tăng trưởng và khả năng tồn tại của các tế bào này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện saponin có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết (bài viết “Saponin như chống chất gây ung thư” xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng (1995, 125, 717s-724s) của Mỹ). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin có thể gây ra apoptosis của bệnh bạch cầu tế bào bằng cách gây phân bào của các tế bào gây ung thư.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch: Các saponin có thể chống lại nhiễm trùng bởi ký sinh trùng. Trong hệ tiêu hóa của người, saponin cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại và bảo vệ vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể.
  • Chất chống oxy hóa: Phần không đường của saponin cũng hoạt động trực tiếp như một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch.
  • Giảm nguy cơ ung thư đại tràng: Các cơ chế tương tự mà saponin có thể làm giảm cholesterol liên kết với acid mật thực sự có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Theo Viện Linus Pauling, một số axit mật thứ cấp thúc đẩy ung thư ruột kết. Vi khuẩn trong ruột sản xuất axit mật thứ cấp từ các axit mật chính. Bằng cách gắn vào acid mật chính, saponin làm giảm lượng acid mật thứ cấp mà vi khuẩn đường ruột có thể sản xuất, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.


3. Thành phần và tác dụng đặc trưng của từng loại Saponin

  • Thành phần Saponin Ro:Có tác dụng phân giải rượu qua đó chống viêm gan và  phục hồi hư tổn gan.
  • Thành phần Saponin Rb1: Có thể kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương vì vậy mà làm dịu cơn đau, khả năng bảo vệ tế bào gan.
  • Thành phần Saponin Rb2: Ngăn ngừa hạn chế  bệnh tiểu đường, phòng chống xơ cứng gan, và đẩy nhanh khả năng hấp thụ của tế bào gan.
  • Thành phần Saponin Rc: Làm dịu cơn đau, mặt khác làm tăng tốc độ tổng hợp protein.
  • Thành phần Saponin Rd: Tác dụng đẩy nhanh hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
  • Thành phần Saponin Re: Giúp bảo vệ gan rất tốt đặc biệt là khả năng làm tăng tốc độ tổng hợp của các tế bào tủy.
  • Thành phần Saponin Rf: Làm dịu cơn đau trong các tế bào não.
  • Thành phần Saponin Rg1:  Nâng cao tập trung hệ thần kinh và chống mệt mỏi, stress
  • Thành phần Saponin Rg2: Hạn chế sự gắn kết các tiểu cầu máu, phụ hồi trí nhớ.
  • Thành phần Saponin Rg3: Hạn chế quá trình chuyển giao ung thư và bảo vệ gan.
  • Thành phần Saponin Rh1: Bảo vệ gan,hạn chế  khối u, ngăn chặn gắn kết tiểu cầu máu.
  • Thành phần Saponin Rh2: Ức chế các tế bào ung thư và hạn chế khối u phát triển

4. Ứng dụng của saponin trong thực tế

Trong thưc tế, công dụng lớn nhất và được ứng dụng nhiều nhất thuộc về nhóm tăng cường miễn dịch cũng như giải độc gan và các phản ứng bảo vệ cơ thể nói chung. Sử dụng saponin từ các chiết xuất dược liệu có thể giúp cho người sử dụng có một sức khỏe cường tráng. Việc kết hợp saponin được công nhận là làm tăng sự hấp thu các thành phần khác khi sử dụng chung giúp tăng cường hiệu quả hơn nữa.

Nước cốt sâm dây Ngọc Linh của Lang Biang là sản phẩm giúp bồi bổ cơ thể được làm từ sâm dây Ngọc Linh có chứa hợp chất sapoin giúp "Khỏe đến từng tế bào" với thành phần bao gồm:

  • Cỏ ngọt tạo vị ngọt thanh tự nhiên cho nước cốt Sâm dây Ngọc Linh. Cỏ ngọt có chất ngọt gấp 300 lần đường kính saccharoza nhưng lại không mang nhiều năng lượng mà hương vị vẫn rất thơm ngon. Do đó người tiểu đường, béo phì, người cao huyết áp, tim mạch....sử dụng sản phẩm Nước cốt Sâm dây Ngọc Linh hoàn toàn an toàn.
  • Gừng có tính ấm (dương) trong nước cốt giúp dung hòa vị, hạn chế tình lạnh (hàn) trong sâm dây Ngọc Linh, đồng thời nó tạo mùi thơm nhẹ, giúp kích vị tạo cảm giác dễ uống và ngon hơn.

Tài liệu tham khảo: 

Trung tâm cây giống nông nghiệp Việt: https://giongcaytrong.org/news/bai-thuoc-gia-dinh/saponin-la-gi-va-tac-dung-cua-saponin-toi-suc-khoe-39.html