Chế độ dinh dưỡng lành mạnh ở người lớn tuổi

Huế Anh
Th 2 19/09/2022

Ở người già từ 50 tuổi trở đi, đây là giai đoạn mà sinh lý con người thay đổi rất nhiều. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng sẽ thay đổi theo, đòi hỏi những hiểu biết về dinh dưỡng để kịp thời đáp ứng. Chế độ dinh dưỡng cho tuổi 50 hay chế độ dinh dưỡng cho tuổi 60 có những điểm quan trọng cần được thay đổi để đảm bảo sức khỏe trong độ tuổi này.

1. Người lớn tuổi nên ăn gì và kiêng gì?

Ở cơ thể người lớn tuổi có những thay đổi nhất định kéo theo sự thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn này. Vì vậy, nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì chúng ta có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe cũng như phần nào giúp quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn.

Lão hóa là một quá trình tất yếu của sự sống, không thể nào ngăn chặn, tuy nhiên vẫn có thể duy trì một quá trình lão hóa lành mạnh nếu có một lối sống khoa học, từ đó cơ thể sẽ vẫn khỏe mạnh và giữ được những năng lượng tích cực cũng như sự năng động trong các hoạt động hằng ngày. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình lão hóa đó là chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất, tình trạng bệnh lý như có mắc phải những bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư hay suy giảm tinh thần hay không, những hỗ trợ từ xã hội, tần suất dùng chất kích thích, hút thuốc lá, dịch vụ chăm sóc sức khỏe có đáp ứng đủ yêu cầu hay không... Trong đó, dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lão hóa lành mạnh, vì nhờ vào một chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi thì có thể giúp cho những người trong giai đoạn này có thể giảm được nguy cơ mắc những bệnh lý mãn tính, bệnh lý liên quan đến tuổi già như giảm cơ, loãng xương, suy dinh dưỡng, thừa cân.

Nguồn ảnh: Internet

Một số nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi:

So với người 25 tuổi, nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm 20%, người trên 70 tuổi giảm 30%. Theo khuyến nghị cho người Việt Nam, cần duy trì nhu cầu năng lượng cho người cao tuổi là 1700-1900 calo/người/ngày. Về tỷ lệ các nhóm chất, năng lượng từ ngũ cốc chiếm 68%, chất béo chiếm 18% và chất đạm cung cấp 14% tổng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày.

1. Về tinh bột, chất đạm, chất béo và muối. 

  • Tinh bột: Nên ăn ở mức độ vừa phải. Mỗi bữa người cao tuổi chỉ nên ăn 1 - 2 bát cơm, ăn thêm khoai, sắn củ để cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón.
  • Chất đạm: Nhu cầu protein của người cao tuổi trung bình ở khoảng 60 - 70g/ngày, trong đó đạm động vật chiếm 30% lượng protein nạp vào cơ thể. Người cao tuổi nên giảm ăn thịt đỏ, tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi (cá, tôm, cua) và protein thực vật (đỗ, vừng, lạc, đậu phụ,...). Đồng thời, cần hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol như óc, da, nội tạng động vật. Nên ăn thêm cá, sữa chua và giới hạn số trứng là 3 quả/tuần.
  • Chất béo: Nên ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật. Tỷ lệ chất béo từ thực vật nạp vào cơ thể nên chiếm 35% tổng lượng chất béo. Dầu thực vật không có cholesterol và ít axit béo bão hòa hơn mỡ động vật nên sẽ tốt cho những người bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.
  • Muối: Hạn chế thực phẩm có hàm lượng muối cao như dưa, cà muối, thức ăn chế biến sẵn. Lượng muối ăn nên kiểm soát ở mức dưới 150g/người/tháng vì ăn nhiều muối sẽ làm tình trạng cao huyết áp thêm trầm trọng.

2. Về chất xơ, nước và khoáng chất

  • Chất xơ: Nhu cầu chất xơ của người cao tuổi là tiêu thụ 25g/ngày. Chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol và đường máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp. Đồng thời, chất xơ còn kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống xơ vữa động mạch. Vì vậy, người cao tuổi nên ăn các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin và khoáng chất. Nếu được, mỗi ngày nên ăn khoảng 300g rau xanh và 100g hoa quả;
  • Nước: Những người lớn tuổi thường uống ít nước vì sợ đi tiểu đêm nhiều gây mất ngủ. Trong khi đó, nước lại có công dụng rất lớn trong việc hỗ trợ tiêu hóa, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì vậy, người cao tuổi nên uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày, chủ động uống nước ngay cả khi chưa thấy khát. Ngoài ra, các loại nước như trà xanh, chè sen, chè ngó sen,... cũng rất tốt cho người lớn tuổi.
  • Vitamin và khoáng chất: Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D,... và các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm,... để tăng cường sức đề kháng. 

Nguồn ảnh: Internet

3. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi. 

  • Nên uống mỗi ngày 1 ly sữa ít béo, ít đường để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ, kết hợp vận động để tiêu hóa tốt hơn, cải thiện sức khỏe.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn;
  • Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ.
  • Ưu tiên chế biến các món hấp, luộc nhừ thay thế món rán, nướng để giảm hấp thu cholesterol và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Cần thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh thực đơn quá đơn điệu để ăn uống ngon miệng hơn.
  • Nên chế biến các món ăn mềm, nhừ, thái nhỏ để nhai nuốt và tiêu hóa dễ hơn;
  • Không ăn quá no, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Chọn thực phẩm theo bệnh lý: Một số người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,... nên cần chọn đúng loại thực phẩm phù hợp, có tác dụng kiểm soát bệnh tật. Cụ thể, cần tây, dưa leo, cà chua, bí đao, khoai từ, rau diếp, mộc nhĩ, giá đậu,... giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường gồm bí xanh, rau muống đỏ, rau ngót, hoa atiso, khổ qua.
  • Sau khi ăn nên ngồi tại chỗ hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút để giúp dạ dày nhào trộn thức ăn, dễ tiêu hóa hơn.

Người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và duy trì vận động vừa sức để cải thiện sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và có tuổi thọ dài hơn.

4. Kết hợp sử dụng nước cốt sâm dây Ngọc Linh. 

Theo thống kê của Hội lão khoa quốc gia của Hoa Kỳ (National Council on Aging) cho biết có khoảng 92% người cao tuổi mắc phải ít nhất một bệnh mạn tính và khoảng 77% người cao tuổi mắc từ hai bệnh trở lên. Có thể nói, người cao tuổi chức năng đề kháng cũng như hệ miễn dịch ngày một suy giảm, sức khỏe cũng yếu đi nhiều. Do đó, ở giai đoạn này, cần tăng cường bổ sung dưỡng chất giúp bảo vệ và phục hồi cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa.

- Sâm dây Ngọc Linh với thành phần nổi bật là saponin và các nguyên tố vi lượng, đồng thời sản phẩm ở dạng lỏng giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh và dễ dàng hơn.

- Ngoài ra Sâm Dây Ngọc Linh là loại thảo dược quý trong việc giảm stress, giúp tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ nhờ thành phần Ginsenosides tìm thấy trong sâm, dưỡng chất cpolysacarit, axit amin, giúp kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ làm tăng lượng hồng cầu trong máu, tăng sinh tế bào, phục hồi các thế bào.

- Nhờ đó, Sâm Dây Ngọc Linh là một lựa chọn vô cùng ưu việt, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi.

Nguồn LBA (t/h)