Chất Béo Là Nguyên Nhân Chính Gây Bệnh Tim Mạch?

nongsanlangbiang.com
Th 2 20/12/2021

Có một thời gian dài, chất béo và cholesterol được cho là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cao huyết áp. Đến ngày hôm nay, với sự tiến bộ của y học, chất béo đã được minh oan.

Thật sự, chất béo là 1 trong 5 chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Nhiều vitamin như A, D, E và K chỉ tan trong chất béo. Nói cách khác, không có chất béo thì nhiều vitamin và khoáng chất sẽ không được hấp thu.

Một thông tin sai lầm, chất béo là nguyên nhân gây xơ vữa hoặc tắc nghẽn động mạch (mạch máu). Y khoa hiện đại đã chứng minh, một trong những nguyên nhân gây xơ vữa và tắc nghẽn động mạch là do nội tiết tố Insulin tiết ra quá nhiều. 

Nguyên nhân làm tăng Insulin là do chúng ta ăn quá nhiều tinh bột và đường, uống nhiều rượu bia, tình trạng căng thẳng (stress), trầm cảm (depression), và mệt mỏi (fatigue) kéo dài. Khi lượng đường trong máu tăng, tuyến tụy sẽ tiết ra Insulin để đốt cháy đường, và đưa lượng đường dư thừa vào dự trữ dưới dạng mỡ.

Ngoài ra, khi ăn nhiều chất béo, cơ thể không tiết ra Insulin thì làm sao tăng cân hoặc gây béo phì? 

Lý do mà thành động mạch (mạch máu) chứa chất béo, là, do nó đi đến chỗ động mạch bị hư hại (xơ vữa) để “trám” lại. 
Trước đây, các nhà khoa học thấy rằng, có nhiều chất béo tại những nơi thành động mạch bị xơ vữa, nên họ cho rằng, chất béo là nguyên nhân của bệnh tim mạch. 

Đến ngày hôm nay, chất béo đã được minh oan, tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến thông tin này.
Nghiên cứu của Trường y khoa Yonsei cho thấy, các loại Sâm thuộc họ “Panax Ginseng CA Meyer” có tác dụng giảm chất béo xấu và tăng chất béo tốt. Bởi vì gan là nơi sản xuất ra khoảng 80% chất béo, nên khi chất béo tốt tăng lên, đồng nghĩa với việc gan sẽ làm việc ít hơn.

-----------------
Tài liệu tham khảo:
Park BJ, Lee YJ, Lee HR, et al. Effects of Panax Ginseng on Cardiovascular Risks in Subjects with Metabolic Syndrome: a Double-blind Randomized Controlled Study. Korean J Fam Med. 2012;33(4):190-196.
Dongerkery SP, Schroeder PR, Shomali ME. Insulin and Its Cardiovascular Effects: What Is the Current Evidence? Curr Diab Rep. 2017 Oct 23;17(12):120. doi: 10.1007/s11892-017-0955-3. PMID: 29058131.

 Tags: