Bài thuốc đẳng sâm bổ khí huyết cho cơ thể
Huế Anh
Th 3 23/08/2022
1. Khí huyết là gì?
Khí là danh từ giúp chỉ phần sinh năng, năng lượng vận hành trong con người, bao gồm trí lực, khí mãn, xung huyết, sức mạnh, sức thở, chức năng vận hành của các lục phủ ngũ tạng. Nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ sức sống mỗi người. Ngoài ra, nó còn giúp phòng chống ngự và bảo vệ con người tránh được những tấn công từ bên ngoài. Huyết nói đến máu và các chức năng của máu bên trong cơ thể con người – huyết dịch trong cơ thể. Khí huyết có 2 ý nghĩa chính:
Thứ nhất : Huyết tương dịch là biểu hiện của sự sống chảy bên trong huyết quản.
Thứ hai, “Huyết” là lượng máu được truyền đi trong cơ thể giống như “khí”.
Trong Đông Y, Khí và Huyết là 2 nguyên tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cơ thể. Đây là 2 nhân tố chính có vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ thể và duy trì sức sống.
Dưới đây là cách giải thích theo Đông y:
Khí có nguồn gốc hóa sinh từ tinh khí của thức ăn uống phối hợp cùng khí trời hít thở hấp thụ vào. Khí được tạo ra giúp vận hành huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể. Đồng thời cũng được đưa đến tạng phủ giúp tạng phủ hoạt động để tạo thành và duy trì hoạt động sống cho con người. Biểu hiện khí hư: tinh thần mệt mỏi yếu sức, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, hụt hơi biếng nói, kém ăn hoặc sắc mặt trắng bệch, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp tự ra mồ hôi, chất lưỡi nhợt.
Huyết là dạng vật chất quan trọng giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể. Huyết chu lưu tuần hoàn dinh dưỡng toàn thân. Phàm lông, da, xương, thịt, tạng phủ của người ta, nếu không có sự dưỡng của huyết, không thể hoạt động được, bởi vì huyết có tác dụng dinh dưỡng, cho nên huyết thịnh, hình thể cũng thịnh, huyết suy, hình thể cũng suy. Chỉ có huyết mạch điều hòa, tuần hoàn lưu lợi mới có thể làm cho da thịt, gân cốt, khớp xương của toàn thân có sức mạnh mẽ vận động như thường. Huyết hư biểu hiện: Sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao hoặc hơi vàng, môi niêm mạc trắng nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, tay chân tê, chất lưỡi nhợt nhạt.
Khí huyết kém (trong y học hiện đại gọi là bệnh thiếu máu) ý huyết dịch bên trong cơ thể không sản sinh và cung cấp đủ dẫn đến quá trình suy nhược toàn bộ thân thể.
Chính vì thế việc bổ khí huyết cho cơ thể rất quan trọng. Bồi bổ khí huyết chính là bổ sung những dưỡng chất còn thiếu để khắc phục những biểu hiện trên.
Khí huyết kém lưu thông gây những bệnh gì?
Trong Đông y, khí huyết có vai trò quan trọng trong cơ thể. Huyết là vật chất đỏ, trong huyết có các chất dinh dưỡng, vận hành trong mạch đi nuôi toàn thân. Sự hoạt động của ngũ quan, cửu khiếu, lục phủ ngũ tạng… đều do huyết cung cấp dưỡng chất. Nếu sự cung cấp đó suy giảm sẽ dẫn đến sự tê mỏi các bộ phận, sự ngưng tắc của huyết dẫn đến sự tê liệt mọi hoạt động.
Khi khí huyết không lưu thông, gây tình trạng ứ trệ hay còn gọi là chứng huyết ứ, gây ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết, dẫn đến hàng loạt chứng bệnh. Hậu quả của huyết ứ gây nên các tình trạng bệnh như sau:
Ứ nghẽn ở tim, nhẹ thì làm thiểu năng tuần hoàn máu đến ngoại vi, môi miệng tím tái, nặng thì làm cho đau vùng ngực, ngực khó chịu, lâu dần dẫn đến suy tim.
Ứ nghẽn ở não, nhẹ thì thiểu năng tuần hoàn não, gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nặng thì gây tắc mạch máu não, xuất huyết não.
Ứ nghẽn tại dạ dày gây tiêu hóa kém, nặng thì xuất huyết dẫn đến nôn ra máu, đại tiện ra máu.
Ứ nghẽn tại gan thì gây đau bụng vùng gan, thải độc kém nên gây mụn nhọt, tiêu hóa kém gây suy nhược cơ thể.
Khí huyết ứ ở ngoại vi gây ra tình trạng tê bì chân tay.
Theo y học hiện đại đảng sâm có các tác dụng:
- Chống mệt mỏi và tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường nhiệt độ cao.
- Tăng cường trương lực của hồi tràng và cường độ co bóp càng tăng nếu tăng nồng độ thuốc.
- Tăng cường độ co bóp của tim, tăng lượng máu cho não, chân và nội tạng.
- Tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết.
Ngoài ra, đảng sâm có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch của cơ thể, kháng viêm, hóa đàm, giảm ho, kháng khuẩn.
Theo Đông y: đảng sâm đã có thể bổ khí lại có thể bổ huyết, chuyên điều lý về các bệnh tật của các bệnh tỳ vị.Theo nghiên cứu, đảng sâm bổ tuy không bằng nhân sâm nhưng được dùng rộng rãi trong các bài thuốc. Trong các bài thuốc kinh điển như: Tứ quân tử thang, Bát vị, Thập toàn đại bổ…, có thể dùng đảng sâm thay thế cho nhân sâm hoặc dùng cả nhân sâm lẫn đảng sâm cho những trường hợp: tỳ hư, ăn kém, mệt mỏi, phế hư.
Cũng có ý kiến cho rằng, tất cả bài thuốc có nhân sâm đều dùng đảng sâm thay thế được, tuy đảng sâm sức bổ yếu hơn.Về ưu điểm, đảng sâm kiện tỳ mà không táo, bổ vị mà không thấp; còn nhân sâm hơi cương táo.
Đảng sâm là vị thuốc thông dụng, nhưng dùng thuốc cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm, không tùy tiện sử dụng, nhất là trong việc thay nó cho nhân sâm (có ý nghĩa giảm giá thành thang thuốc, tăng hiệu quả điều trị).
Theo Đông y, đảng sâm vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng.
Bài thuốc có dùng đảng sâm: Bát trân thang:
đương quy 12g, đảng sâm 12g, xuyên khung 8g, bạch linh 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, thục địa 12g, cam thảo 6g.
Nguồn LBA (t/h)