Áp lực trong công việc có đáng sợ?

Huế Anh
Th 4 27/07/2022

Hiện nay, hầu hết nhân viên đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng vì áp lực công việc quá lớn. Họ cảm thấy công việc lúc nào cũng ngập đầu, không thể làm hết việc trong ngày, tất cả nhiệt huyết và năng lượng dành cho công việc dường như biến mất.

Áp lực công việc là gì?

 Áp lực công việc là áp lực mà bạn gặp phải trong công việc. Áp lực gây ra do bạn phải hoàn thành đúng một số lượng công việc nhất định với hiệu quả cao nhất trong thời gian cụ thể.

Biểu hiện khi gặp áp lực công việc

Khó ngủ

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng áp lực công việc có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và thậm chí gây ra chứng mất ngủ. Ngoài việc cố gắng đi ngủ đúng giờ, bạn nên tắt hoặc tránh sử dụng tất cả các thiết bị kỹ thuật số một giờ trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp mức độ melatonin – một hoocmon có tính gây buồn ngủ - tăng lên.

Khó tập trung

Áp lực công việc có thể khiến khó tập trung nếu nó trở nên quá tải, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn. Ngoài việc nghỉ ngơi thường xuyên trong ngày làm việc và cắt giảm lượng caffeine, hãy đảm bảo bạn dành thời gian để thư giãn. Thư giãn là chìa khóa để giảm áp lực, cụ thể là đọc một cuốn sách, đi dạo hoặc lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ thú vị.

Xuất hiện những cơn đau vô cớ

 Làm việc trên một chiếc ghế hoặc bàn làm việc không thoải mái, không phù hợp với chiều cao có thể khiến cơ thể bạn bị đau nhức. Nhưng nếu bạn phải chịu đựng các cơn đau không liên quan đến tư thế làm việc thì có thể là bạn đang chịu nhiều áp lực công việc. Các nhà khoa học chia sẻ rằng, áp lực gây ra nhiều triệu chứng thể chất hơn chúng ta tưởng. Các cơn đau không giải thích được có thể là một tín hiệu từ cơ thể cảnh báo về thực tế bạn đang làm việc quá sức.

Không hoàn thành bất cứ điều gì

 Cho dù bạn cố gắng thế nào, có vẻ như bạn không bao giờ có thể hoàn thành bất cứ điều gì. Danh sách việc cần làm dường như vô tận, các yêu cầu không ngừng gửi đến và các sự cố gián đoạn liên tục ngăn bạn hoàn thành những gì cần làm hàng ngày. Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang đa nhiệm nhưng thực tế không phải vậy. Hãy thừa nhận và chú ý điều chỉnh lịch trình của bạn.

 Dễ cáu kỉnh

Cơ thể của chúng ta luôn có cách để “nói” lên rằng chúng ta đang quá căng thẳng. Nếu nhận thấy bản thân thật sự cáu kỉnh, đặc biệt mệt mỏi hoặc luôn cảm thấy tệ hại, đây là điều cần chú ý. 

Phải làm sao để giảm thiểu tình trạng áp lực trong công việc. 

1. Bắt đầu ngày làm việc bằng một tinh thần lạc quan.

Luôn duy trì thái độ tích cực trong lúc làm việc và giữ trong đầu với suy nghĩ mình có thể làm được mọi thứ. Lạc quan là cách tốt nhất để luôn có những ý nghĩ tích cực và chế ngự được sự căng thẳng trong công việc. Thái độ tiếp cận này sẽ giúp bạn tạo cho người khác những ích lợi và cũng có thể giúp bạn chống lại sự căng thẳng do công việc quá tải.

2. Ngắm nhìn cái đẹp

Ngắm nhìn một người mẫu hay một ngôi sao điện ảnh sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Theo nghiên cứu của Đại học Louisville tại Kentucky một nửa nhóm người khi nhìn vào bức ảnh của một người phụ nữ trang điểm đẹp đã nhận thấy mình đỡ stress hơn.Trong khi nhóm khác không được cho nhìn hình thì không cảm thấy gì cả.

3. Lên lịch tập thể dục đều đặn

Cố gắng dành ra 20 phút mỗi ngày để đi bộ, theo cách đó sẽ không chỉ làm giảm stress mà còn giúp bạn sống lâu hơn nữa. Đi bộ đều đặn vào mỗi ngày sẽ ngăn chặn sự lão hóa, cải thiện sức khỏe của bạn. Ngăn chặn được sự đau bệnh cũng như chứng cao huyết áp, bị bệnh tim và bệnh loãn xương để đem đến một nguồn năng lượng sống và làm việc tốt.

4. Chăm sóc bản thân

Người có sức khỏe tốt sẽ giải quyết công việc một cách dễ dàng mà không bị căng thẳng. Nên làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống đúng lúc. Nếu bạn dễ nổi cáu và cảm thấy thiếu ngủ hoặc ăn uống không đúng cách, bạn sẽ kém thông minh, linh hoạt để đối phó lại mọi tình huống làm bạn căng thẳng. Nếu sự căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần bạn nên đến bác sĩ để cần sự giúp đỡ. 

5. Sử dụng nước cốt sâm dây Ngọc Linh

Sâm dây Ngọc Linh có vị ngọt thơm mát dễ ăn, có công năng bổ khí, kiện tỳ, dưỡng huyết, sinh tân dịch nên thường dùng để: Phục hồi sức khỏe, tăng cường sinh lực, tăng khả năng miễn dịch cơ thể, phục hồi sinh lực cho cơ thể gầy yếu, chán ăn...có tác dụng làm giảm stress, mệt mỏi.

  • Thứ nhất Sâm dây Ngọc Linh bổ sung nguồn dinh dưỡng, giúp bạn tăng cường sức khỏe, giúp bạn khỏe mạnh và tỉnh táo hơn. Điều này hỗ trợ một phần trong việc giảm stress, mệt mỏi. 
  • Thứ hai các hoạt chất trong sâm dây ngọc linh giúp ức chế hoạt động vỏ thượng thận. Điều này sẽ giúp tuyến thượng thận ngừng hoạt động tạo ra lượng hóa chất tự nhiên quá mức khi bạn không còn cần đến chúng, và sẽ làm giảm áp lực tuyến thượng thận của bạn.
  • Sâm dây ngọc linh (đẳng sâm, đảng sâm) có vai trò cung cấp dinh dưỡng, tăng cường sinh lực và mang nhiều năng lượng hơn vào tế bào, làm tăng hồng cầu, điều này cũng làm cho bạn khỏe hơn, giúp giảm tình trạng stress.

Nguồn: LBA tổng hợp.